Mục đích báo động đỏ nội viện - Quy trình cần thiết trong cấp cứu người bệnh

15:10 30/03/2023

Mục tiêu của “báo động đỏ nội viện” là nhanh chóng đưa người bệnh vào khoa cấp cứu để thực hiện một cách kịp thời, và hiệu quả việc hồi sức và ổn định tình trạng bệnh nhân

MỤC ĐÍCH BÁO ĐỘNG ĐỎ NỘI VIỆN – QUY TRÌNH CẦN THIẾT TRONG CẤP CỨU NGƯỜI BỆNH

Mục đích của báo động đỏ là gì - Những điều quan trọng khi xây dựng một "quy trình báo động đỏ nội viện" ra sao. Esymed sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết sau đây

Mục đích báo động đỏ nội viện

  • Nhằm phối hợp cấp cứu các trường hợp nguy kịch, đe dọa tính mạng người bệnh cần phối hợp nhiều khoa trong bệnh viện.
  • Mục tiêu của “báo động đỏ nội viện” là nhanh chóng đưa người bệnh vào khoa cấp cứu để thực hiện một cách kịp thời, và hiệu quả việc hồi sức và ổn định tình trạng bệnh nhân bị ngừng hô hấp, tuần hoàn… Đặc biệt chẩn đoán và xứ trí nhanh các trường hợp bệnh nhân nặng nguy kịch có tiên lượng tử vong nếu không được xử trí kịp thời như thủng tim, vết thương mạch máu lớn, sốc đa chấn thương, trụy tim nhồi máu cơ tim
  • Báo động đỏ nội viện được áp dụng toàn bệnh viện và đặc biệt một số khoa như Cấp cứu, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu nhi, sơ sinh…
  • Tại Việt Nam quy trình báo động đỏ được bộ y tế đưa vào bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện nhằm giúp nâng cao hiệu quả cấp cứu người bệnh nguy cấp

Cách thức xây dựng một quy trình báo động đỏ hiệu quả

  • Để xây dựng một quy trình báo động đỏ nội viện hiệu quả thì việc đâu tiên là phải nắm vững mục đích cũng như yêu cầu của một hệ thống báo động đỏ như
    • Phải có một quy trình được xây dựng và thống nhất toàn viện
    • Các khoa phòng bác sĩ trong viện phải được đào tạo và tập huấn thành thục các bước khi có sự cố
  • Mỗi bệnh viện sẽ có đặc thù hoạt động khác nhau do đó cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của các viện để đưa ra những tình huống và cách thức xử lý linh hoạt, phù hợp với bệnh viện
  • Tham khảo các khuyến cáo của bộ y tế cũng như các quy trình của các bệnh viện khác đã áp dụng thành công
  • Mỗi một viện nên thành lập một nhóm cấp cứu gồm các bác sĩ có chuyên môn cao và quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm

Ví dụ

  • Trưởng nhóm: Có trách nhiệm chỉ đạo trung khi có trường hợp cấp cứu hồi sức tim phổi… đưa ra các quyết định như có sử dụng máy rung tim, sử dụng thuốc, hay yêu cầu gọi các chuyên khoa liên quan…
  • Các bác sĩ khác trong nhóm cần phải đáp ứng ngay lập tức khi nhận cuộc gọi báo động đỏ và thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công
  • Các điều dưỡng thực hiện sắp xếp bảo quản xe thuốc cấp cứu , kiểm tra máy móc…
  • Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, từ tháng 4.2016, các BV bắt đầu triển khai quy trình “báo động đỏ” nội viện và liên viện cứu sống được nhiều bệnh nhân nguy kịch. Riêng năm 2018, các BV đã thực hiện 379 ca “báo động đỏ” nội viện và 99 ca “báo động đỏ” liên viện cứu sống bệnh nhân.

 

ESYMED là đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các hệ thống gọi trong bệnh viện như Báo động đỏ nội viện, báo gọi y tá, báo bạo hành ... Với gần 10 năm kinh nghiệm chúng tôi tự tin đưa ra những giải pháp tốt nhất phù hợp với yêu cầu của các bệnh viện tại Việt Nam.

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn về giải pháp báo động đỏ nội viện xin vui lòng liên hệ số hotline 0964.428.986 hoặc truy cập trang web www.esymed.vn để được tư vấn miễn phí

Chia sẻ bài viết

Thong ke